Chuyển đến nội dung chính

CHIẾC GƯƠNG THẦN KỲ

        Lưu Đức Trung


          Nghe nói ở đại lộ lớn nhất thành phố có cửa hàng bán loại gương thần kỳ. Ông ta sai người giúp việc đến mua treo trong nhà. Sáng nào cũng vậy, trước khi leo lên chiếc Mercedes sang trọng đợi ở sân, ông thường đến trước chiếc gương ngắm nghía. Mỗi lần ông đưa tay lên sửa lại chiếc cà vạt tự nhiên chiếc gương đã chỉnh lại cho ông, khi lấy lược chải lại tóc thấy tóc đã thẳng, cài lại chiếc cúc áo đã thấy có bàn tay cài cho ông. 
          Từ ngày có chiếc gương, cuộc đời ông ngày càng thăng tiến, tên tuổi lẫy lừng, ai ai cũng ngưỡng vọng. Ông vốn là người ăn nói hùng biện cho nên thường được mời nói chuyện trước đám đông. Nhân ngày lễ trọng đại, ông thao thao bất tuyệt trước một lớp người đủ thành phần. Ông dẫn giải nhiều điều của thánh hiền răn dạy, ông nói trên hai tiếng đồng hồ sùi cả bọt mép, toát mồ hôi, nhưng ông vẫn say sưa nói. 
           Hôm đó, ông rất thỏa mãn với buổi nói chuyện của mình. Ông hớn hở trở về nhà, lần này ông muốn soi lại khuôn mặt mình rạng rỡ đến mức nào. Nhưng lạ thay, khi soi vào gương không thấy mặt mình đâu chỉ thấy tấm lưng của ông, trên đó đính một tời giấy viết nguệch ngoạc ba chữ “ĐẠO ĐỨC GIẢ”. Ông quỵ xuống, còn chiếc gương cũng biến mất…                                                                                    

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƠ CHA MẸ GỬI CON

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân. Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi Hay tự cha không mặc được áo quần. Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế, bồng. Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông. Cũng có lúc con thường hay trách móc Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần. Xưa kia bên nôi giờ con sắp ngủ, Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng… Có lúc cha già không muốn tắm Đừng giận cha và la mắng nặng lời. Ngày con nhỏ, con vẫn thường sợ nước Từng van xin “đừng bắt tắm, cha ơi!” Những lúc cha không quen xài máy móc Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu. Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ Có khi nào cha trách móc con đâu? Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò Nếu không phải là niềm vui đối thoại Xin đến gần và hãy lắng nghe cha. Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa Đừng ép thêm già có lúc biếng ăn Con cần biết

BÃI BIỂN VÀ ẨM THỰC Ở NHẬT LỆ (QUẢNG BÌNH)

                                                                                                                 Chuyến khảo sát thực tế kết hợp với du lịch nghỉ mát hè năm 2014 do Khoa LLCT (TMU) tổ chức đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên về đất và người Quảng Bình. Ở tầm quốc gia, quốc tế thì hai danh thắng nổi tiếng là Phong Nha - Kẻ Bàng và động Thiên Đường (gần đây thêm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là những điểm thu hút khách du lịch bốn phương. Nhưng ở mức khiêm tốn hơn có thể kể đến bãi biển Nhật Lệ cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác trên đất Quảng Bình không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Bài  viết này nói về một trong những danh thắng, di tích nói trên của Quảng Bình, đó là bãi biển Nhật Lệ với những nét đặc sắc riêng của nó. 1. Về cái tên Nhật Lệ (những giải thích về tên gọi) Nhật Lệ là tên gọi của một vùng đất va

ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

                                                                                                                                                                 1. Đặt vấn đề, xác định khái niệm Ở Hồ Chí Minh (HCM) tồn tại nhiều phong cách, đó là phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách tuyên truyền, phong cách lãnh đạo, phong cách ngoại giao… Bài viết này đề cập đến đặc điêm trong phong cách ngoại giao HCM.           Khái niệm phong cách đã xuất hiện từ lâu và được dùng phổ biến trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, theo nghĩa mở rộng, phong cách còn được dùng để chỉ “vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay hạng người nào đó: phong cách sống, phong cách lãnh đạo [1] ”; phong cách là: “lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sin