Chuyển đến nội dung chính

MƯỢN DANH

Đêm đen kịt, dưới ánh sáng mờ mờ của quán cà phê, một người đàn ông cao lớn và một người đàn ông nhỏ thó lanh lợi ngồi đối diện nhau trong góc khuất, nhưng họ không nhìn thấy mặt nhau. Người đàn ông cao to nói, giọng trầm trầm: Tôi biết ông không muốn tiết lộ danh tính, như vậy cuộc trao đổi mới được dễ dàng. Người đàn ông nhỏ thó so vai, làm ra vẻ bất cần: “Thế nào cũng được, tùy ông”. “Thưa ông thần trộm, gần đây mấy ông quan tham sa lưới pháp luật, trong đó công lao của ông thật đáng nể. Tuy áp dụng thủ đoạn phi thường, nhưng nếu oongm không cung cấp tang chứng, cơ quan hành pháp không làm gì được chúng; nghĩa cử của ông tôi khâm phục tận đáy lòng. Nhiều người chỉ nghe danh tiếng lừng lẫy của ông, không được thấy hành tung của ông, nhưng họ coi ông là hiệp sĩ chống tham nhũng, như một huyền thoại”. Thần trộm nhếch mép cười: “Ông quá khen, với người đứng đắn tôi không nói dối. Quả thật sau vài vụ gần đây, tôi có mối liên hệ riêng tư với mấy quan tư pháp, chúng tôi hiểu ngầm nhau, hợp tác rất ăn ý. Họ thường nhận được ở tôi tang chứng không thể nào chối cãi. Bây giờ ta nói sang chuyện của ông. Ông mời tôi đến đây, hẳn không phải để khen tôi? Tôi đã ngắm trúng mục tiêu, đêm nay cần hoàn thành phi vụ này”. 
Người đàn ông cao lớn lấy trong túi ra một gói giấy, đặt lên bàn, đẩy nhanh sang phía thần trộm: “Món quà mọn, mong ông vui lòng nhận cho”. Thần trộm nhìn gói giấy: “Ông coi thường tôi quá; định mua chuộc tôi chắc? Tôi đã quá quen thuộc cảnh tượng bày tiền la liệt trong ngăn kéo, dưới đệm giường, thậm chí trong thùng nước bệ xí, chỗ nào cũng đầy tiền. Ông đã nhìn thấy cảnh tượng ấy bao giờ chưa? Xin ông đừng lao tâm, khổ tứ, có người  xách chiếc cặp có khóa đựng đầy tiền xanh, xin tôi giơ cao đánh khẽ mà tôi không hề động lòng, huống hồ cái trò trẻ con này của ông!”. 
“Thưa ông thần trộm, ông hiểu nhầm tôi rồi, tôi biếu ông tiền đâu phải vì muốn trừ họa. Tôi chỉ muốn cung cấp manh mối, mách ông một phi vụ động trời, mông ông ra tay trừ hại cho dân”. “Ông định nói tên quan tham nào?”. Ông Triệu giám đốc nhà máy nhôm thành phố ta. Cái ông giám đốc nhà máy nhôm gần đây thường xuyên xuất hiện trên tivi và sách báo? Chính hắn. Quan tham bây giờ toàn nói một đàng, làm một nẻo, mua danh bán tước, lòe bịp thiên hạ. Tên này về làm giám đốc, ban đầu nhà máy làm ăn còn có lãi; bây giờ sản xuất ngày càng xa sút. Một số công nhân nghi ngờ ông ta tham nhũng, vơ vét đầy túi tham rồi cũng nên. Tôi cũng hay theo dõi tivi, báo chí nhằm tìm kiếm mục tiêu. Đề nghị của ông tôi chấp nhận... Nghe nói ông Triệu mai đi công tác xa, con ông du học nước ngoài; vợ ông về quê chăm mẹ ốm, thật là cơ hội hiếm có. Đây là địa chỉ nhà ông ta. Người đàn ông nhỏ thó nói: Tiếc rằng phi vụ này thiếu tính mạo hiểm và kịch tính, nhưng tôi vẫn phải cảm ơn ông đã cung cấp thông tin. Trong hai ngày tời, tôi sẽ hoàn tất vụ này. Số tiền này tôi biếu lại ông, coi như tiền công cung cấp thông tin. Xin cáo từ. Thần trộm nói xong cầm cốc cà phê uống một hơi hết, rút khăn lau mồm, rồi đứng dậy ra về… 
Nhìn bóng thần trộm hòa vào bóng đêm, người đàn ông cao lớn nhếch mép cười khẩy, giơ tay vẫy cô phục vụ, ra hiệu để một tờ bạc dưới cốc, ông ta nhanh chóng rời khỏi quán. Cô bồi bàn chạy theo đưa cho người đàn ông cao lớn gói giấy, thưa giám đốc Triệu, ông bỏ quên thứ này. Người đàn ông cao lớn nói: Gói giấy này không phải của tôi. Cô phục vụ giở gói giấy ra, trong đó là một tệp giấy lộn, liền vứt vào thùng rác bên cạnh. 
Hôm sau, nhà của giám đốc nhà máy nhôm bị thần trộm đột nhập; nhưng hắn không ăn cắp được gì. Giám đốc Triệu bỗng nổi danh liêm khiết, nhiều nhà đầu tư ngưỡng mộ tiếng thơm tìm đến. Thế là nhà máy cải tử hoàn sinh!
(Trình Hiếu Đào)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƠ CHA MẸ GỬI CON

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân. Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi Hay tự cha không mặc được áo quần. Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế, bồng. Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông. Cũng có lúc con thường hay trách móc Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần. Xưa kia bên nôi giờ con sắp ngủ, Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng… Có lúc cha già không muốn tắm Đừng giận cha và la mắng nặng lời. Ngày con nhỏ, con vẫn thường sợ nước Từng van xin “đừng bắt tắm, cha ơi!” Những lúc cha không quen xài máy móc Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu. Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ Có khi nào cha trách móc con đâu? Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò Nếu không phải là niềm vui đối thoại Xin đến gần và hãy lắng nghe cha. Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa Đừng ép thêm già có lúc biếng ăn Con cần biết

BÃI BIỂN VÀ ẨM THỰC Ở NHẬT LỆ (QUẢNG BÌNH)

                                                                                                                 Chuyến khảo sát thực tế kết hợp với du lịch nghỉ mát hè năm 2014 do Khoa LLCT (TMU) tổ chức đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên về đất và người Quảng Bình. Ở tầm quốc gia, quốc tế thì hai danh thắng nổi tiếng là Phong Nha - Kẻ Bàng và động Thiên Đường (gần đây thêm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là những điểm thu hút khách du lịch bốn phương. Nhưng ở mức khiêm tốn hơn có thể kể đến bãi biển Nhật Lệ cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác trên đất Quảng Bình không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Bài  viết này nói về một trong những danh thắng, di tích nói trên của Quảng Bình, đó là bãi biển Nhật Lệ với những nét đặc sắc riêng của nó. 1. Về cái tên Nhật Lệ (những giải thích về tên gọi) Nhật Lệ là tên gọi của một vùng đất va

ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

                                                                                                                                                                 1. Đặt vấn đề, xác định khái niệm Ở Hồ Chí Minh (HCM) tồn tại nhiều phong cách, đó là phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách tuyên truyền, phong cách lãnh đạo, phong cách ngoại giao… Bài viết này đề cập đến đặc điêm trong phong cách ngoại giao HCM.           Khái niệm phong cách đã xuất hiện từ lâu và được dùng phổ biến trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, theo nghĩa mở rộng, phong cách còn được dùng để chỉ “vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay hạng người nào đó: phong cách sống, phong cách lãnh đạo [1] ”; phong cách là: “lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sin