Chuyển đến nội dung chính

"NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY(!)"

(Khổng Tử và các đệ tử)

          Tôi mượn câu nói của người Nam nước Việt "nói dzậy mà hổng phải dzậy"  làm tiêu đề cho bài viết mang nặng tinh thần "ÔN CỐ TRI TÂN" và được thể hiện rõ nét qua hai mẩu chuyện xưa sau đây:
          Chuyện của nhà sử học: Một nhà sử học phương Tây đang ngồi suy nghĩ thì nghe bên ngoài ồn ào. Đến bên cửa, kéo rèm nhìn xuống đường phố ông thấy một sự kiện đang xẩy ra. Một lát sau, người giúp việc của ông từ ngoài phố về. Ông hỏi thì người đó mô tả lại sự kiện hoàn toàn khác với những gì ông quan sát được. Sau một hồi suy nghĩ nhà sử học quyết định ném cây bút vào thùng rác và tự thề với mình sẽ không bao giờ viết sử nữa…
          Chuyện của Khổng Tử: Khổng Tử dạy học có 3 ngàn môn đệ, trong số học trò xuất sắc, Khổng Tử rất yêu quý Nhan Hồi. Một hôm trên đường đi du thuyết Khổng Tử bỗng nhớ tới mẹ mình, ông bảo Nhan Hồi đi nấu cơm để ông cúng mẹ. Nhan Hồi vâng lời thầy xuống bếp nấu cơm. Lâu lâu không thấy Nhan Hồi lên, Khổng Tử nhìn xuống bếp thì thấy Nhan Hồi đang dùng đũa cái xới cơm ăn. Khổng Tử trong lòng không vui. Khi Nhan Hồi lên nhà trên, Khổng Tử hỏi thì được Nhan Hồi giải thích khi cơm chín anh lấy bát xới cơm mang lên để thầy cúng mẹ. Đúng lúc đó một làn gió cuốn tro bếp bay vào nồi cơm đang mở vung. Cơm không nhiều nên Nhan Hồi lấy muôi hớt lớp cơm trên dính tro ăn, dành cơm sạch cho các đồng môn khác. Nghe Nhan Hồi nói, Khổng Tử nghĩ ở đời có những việc tận mắt nhìn thấy nhưng sự thực lại khác...
          "BÌNH LOẠN": Vậy nên chuyện thật-giả, đúng-sai ở đời không dễ gì phân biệt được. Vì thế, để không gây rắc rối cho mình và cho người ta nên giữ thái độ IM LẶNG khi chưa chắc chắn (IM LẶNG LÀ VÀNG...). 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƠ CHA MẸ GỬI CON

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân. Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi Hay tự cha không mặc được áo quần. Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế, bồng. Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông. Cũng có lúc con thường hay trách móc Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần. Xưa kia bên nôi giờ con sắp ngủ, Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng… Có lúc cha già không muốn tắm Đừng giận cha và la mắng nặng lời. Ngày con nhỏ, con vẫn thường sợ nước Từng van xin “đừng bắt tắm, cha ơi!” Những lúc cha không quen xài máy móc Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu. Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ Có khi nào cha trách móc con đâu? Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò Nếu không phải là niềm vui đối thoại Xin đến gần và hãy lắng nghe cha. Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa Đừng ép thêm già có lúc biếng ăn Con cần biết...

BÃI BIỂN VÀ ẨM THỰC Ở NHẬT LỆ (QUẢNG BÌNH)

                                                                                                                 Chuyến khảo sát thực tế kết hợp với du lịch nghỉ mát hè năm 2014 do Khoa LLCT (TMU) tổ chức đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên về đất và người Quảng Bình. Ở tầm quốc gia, quốc tế thì hai danh thắng nổi tiếng là Phong Nha - Kẻ Bàng và động Thiên Đường (gần đây thêm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là những điểm thu hút khách du lịch bốn phương. Nhưng ở mức khiêm tốn hơn có thể kể đến bãi biển Nhật Lệ cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sư...

ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

                                                                                                                                                                 1. Đặt vấn đề, xác định khái niệm Ở Hồ Chí Minh (HCM) tồn tại nhiều phong cách, đó là phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách tuyên truyền, phong cách lãnh đạo, phong cách ngoại giao… Bài viết này đề cập đến đặc điêm trong phong cách ngoại giao HCM.           Khái niệm phong cách đã xuất hiện từ lâu và đ...