Chuyển đến nội dung chính

TÂM SỰ CỦA NHÀ VĂN NHT VỀ VĂN HỌC


[Để giải thích được điều này thì cực kỳ khó - chuyện tôi "thích/mê" văn chương Nguyễn Huy Thiệp... Ngay từ khi ông xuất hiện trên văn đàn thời gian đầu Đổi mới, những truyện ngắn của ông có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tôi (có thể với người khác nữa)... Cái gì tạo nên một Nguyễn Huy Thiệp để lại dấu ấn sâu đậm trong văn chương Việt nam như vậy? - Trích đoạn trong một bài phỏng vấn của Hồng Thanh Quang với NHT giúp chúng ta hiểu "chút xíu" về nhà văn tên tuổi này]



Hồng Thanh Quang: Anh có hay nghĩ về tác phẩm cũ của mình không?
Nguyễn Huy Thiệp: Không, nhìn chung là... Tất cả chúng ta, chúng ta tưởng mình hoạt động một cách có ý thức nhưng thực sự thì cái ý thức ở trong mỗi cá nhân của chúng ta rất ít, chủ yếu là vô thức. Trong con người của chúng ta, có lẽ tôi nghĩ phải tới 80-90% nó là vô thức, ông ạ. Nếu có ý thức và có sự đấu tranh giữa ý thức và vô thức ấy thì bao giờ vô thức vẫn thắng. Tất cả những thứ tôi viết ra, làm ra, thậm chí tôi chẳng hiểu tại sao tôi làm như thế. Lúc đó tâm trạng của mình như thế, khả năng của mình, những mong muốn, tất cả những cái bên trong, bên ngoài, những thứ nọ kia, nó khiến mình làm như thế, chứ còn khó nói lắm. Cho nên câu của Nguyễn Du: "Ngẫm hay muôn sự tại giời". Câu ấy đúng, rất đúng, tất cả mọi cái phần lớn là do vô thức, chứ ý thức của mình có thể là rất ít.
Hồng Thanh Quang: Nói như vậy thì nhìn lại con đường văn học của anh, nhìn lại thời khi anh còn là giáo viên ở Tây Bắc, anh không hề có ý thức chuẩn bị cho mình thành nhà văn?
Nguyễn Huy Thiệp: Không, không, có ý thức đấy chứ…
Hồng Thanh QuangThì sao anh lại nói chủ yếu là vô thức?
Nguyễn Huy Thiệp: Sự chuẩn bị của tôi để trở thành nhà văn là rất có ý thức. Cũng phải đọc sách, rồi cũng phải tìm hiểu các thứ nọ kia thì tôi mới viết được như thế chứ… Còn nếu như mà mình không có sự chuẩn bị thì mình...
Hồng Thanh Quang: Không bao giờ thành được nhà văn như anh đã thành?
Nguyễn Huy Thiệp: Nhưng mà trên đời bao giờ cũng vậy, được cái nọ thì mất cái kia. Những tưởng thời gian 10 năm ở Tây Bắc của tôi là 10 năm rất buồn tẻ, mệt mỏi, nhưng nó cũng có một cái hay cho cuộc đời văn chương của tôi. Chính trong 10 năm ấy, tôi sống với thiên nhiên, tôi sống với núi rừng. Đấy, thì bản thân mình giữ được cái gì đấy mà mình không bị tha hóa, chứ nếu lúc đó ở trong tuổi trẻ đấy mà tôi ở Hà Nội này thì có khi chưa chắc tôi đã thành nhà văn. Và khi mình về Hà Nội này thì tôi đã...
Hồng Thanh Quang: Đã có một bản lĩnh rồi, đã có một sự trưởng thành nhất định và sẽ không bao giờ bị tha hóa bởi đời sống đô thành nữa?
Nguyễn Huy Thiệp: Không phải, không phải thế, nhưng mình học được ở thiên nhiên nhiều thứ, ví dụ như mình không bị rối lòng… Mình biết là cây nó phải chờ đến lúc nào đấy nó mới ra hoa, nó mới kết quả, hay là, tất cả mọi cái nó phải có quy luật tự nhiên của nó, không phải mình cố, mình muốn mà được. Thành ra khi bước vào trường danh lợi ấy tôi cũng không nôn nóng, tôi không bị rối loạn như một số người khác. Một số người khi vào chuyện văn chương, họ muốn nổi tiếng ngay, hay họ làm đủ mọi cách để nổi tiếng thì tôi không bị như thế. Nên nhiều người chỉ viết một truyện ngắn là họ đã nghĩ họ thỏa mãn rồi. Nhưng gần như khi tôi vừa xuất hiện một cái thì tôi đã "về hưu" luôn, khi xuất hiện truyện "Tướng về hưu" như thế là sự nghiệp văn chương của tôi...
Hồng Thanh Quang: Coi như mình đã về hưu rồi…

Nguyễn Huy Thiệp: Một số bạn bè của tôi trong nước hay ở nước ngoài họ nói rất đúng, khi mà tôi xuất hiện cái là đã xong sự nghiệp văn chương rồi, ông ạ. Cho nên truyện "Tướng về hưu" là truyện tiêu biểu của tôi, nó cũng có ý nghĩa là khi tôi xuất hiện cái là tôi cũng nghỉ hưu luôn. Tức là lúc đó tôi đã có cả tập truyện, gần như một nửa số tác phẩm của tôi…
Hồng Thanh Quang: Đã được viết xong rồi…
Nguyễn Huy Thiệp: Đã được viết xong rồi… Về sau này có truyện nọ truyện kia thì nhìn chung, nền móng đấy nó rất là ổn định rồi, tôi xuất hiện cái là nổi tiếng ngay trong nước và lập tức nước ngoài cũng in sách ngay và bắt đầu nổi tiếng ngay.
..........................

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƠ CHA MẸ GỬI CON

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân. Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi Hay tự cha không mặc được áo quần. Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế, bồng. Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông. Cũng có lúc con thường hay trách móc Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần. Xưa kia bên nôi giờ con sắp ngủ, Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng… Có lúc cha già không muốn tắm Đừng giận cha và la mắng nặng lời. Ngày con nhỏ, con vẫn thường sợ nước Từng van xin “đừng bắt tắm, cha ơi!” Những lúc cha không quen xài máy móc Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu. Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ Có khi nào cha trách móc con đâu? Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò Nếu không phải là niềm vui đối thoại Xin đến gần và hãy lắng nghe cha. Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa Đừng ép thêm già có lúc biếng ăn Con cần biết

BÃI BIỂN VÀ ẨM THỰC Ở NHẬT LỆ (QUẢNG BÌNH)

                                                                                                                 Chuyến khảo sát thực tế kết hợp với du lịch nghỉ mát hè năm 2014 do Khoa LLCT (TMU) tổ chức đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên về đất và người Quảng Bình. Ở tầm quốc gia, quốc tế thì hai danh thắng nổi tiếng là Phong Nha - Kẻ Bàng và động Thiên Đường (gần đây thêm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là những điểm thu hút khách du lịch bốn phương. Nhưng ở mức khiêm tốn hơn có thể kể đến bãi biển Nhật Lệ cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác trên đất Quảng Bình không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Bài  viết này nói về một trong những danh thắng, di tích nói trên của Quảng Bình, đó là bãi biển Nhật Lệ với những nét đặc sắc riêng của nó. 1. Về cái tên Nhật Lệ (những giải thích về tên gọi) Nhật Lệ là tên gọi của một vùng đất va

ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

                                                                                                                                                                 1. Đặt vấn đề, xác định khái niệm Ở Hồ Chí Minh (HCM) tồn tại nhiều phong cách, đó là phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách tuyên truyền, phong cách lãnh đạo, phong cách ngoại giao… Bài viết này đề cập đến đặc điêm trong phong cách ngoại giao HCM.           Khái niệm phong cách đã xuất hiện từ lâu và được dùng phổ biến trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, theo nghĩa mở rộng, phong cách còn được dùng để chỉ “vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay hạng người nào đó: phong cách sống, phong cách lãnh đạo [1] ”; phong cách là: “lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sin