Chuyển đến nội dung chính

ĐỪNG “ĐÙA" VỚI QUYỀN LỰC


          Trong cuộc sống nếu không tỉnh sẽ dẫn tới những hệ lụy khôn lường, có khi phải trả giá bằng cả tính mệnh của mình. Câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy rõ điều đó:
          Chuyện kể lại, thời trẻ Tào Tháo có một người bạn học rất thân, đó là Hứa Du. Hai người chia sẻ với nhau đồ ăn, đồ chơi. Tào Tháo lúc nhỏ có tên là A Man. Hứa Du thường gọi Tào Tháo bằng tên này. Hai người hay nói đến chí hướng của mình. Hứa Du nói sau này muốn trở thành Thái thú, còn Tào Tháo mơ ước trở thành Tể Tướng. Về sau Tào Tháo làm Tể tướng còn Hứa Du làm mưu sĩ của Tào Tháo.
          Có một lần, Tào Tháo bàn chuyện quan trọng, tham gia hội nghị toàn những thủ hạ thân tín của Tào Tháo, bầu không khí lúc đó rất nghiêm túc. Đang lúc hội nghị bế tắc, Hứa Du đi đến trước mặt Tào Tháo, vỗ vào tay của Tào Tháo mà nói: A Man, sao anh ngốc nghếch thế… Tất cả mọi người trong phòng lặng đi, nhiều người lộ vẻ mặt bất bình. Nhưng Tào Tháo lại cười ha hả rất to, không tỏ ra chút nào là bực bội... 
          Mưu sĩ Trình Dục đến gặp và nói với Tào Tháo: Hứa Du chỉ là một người bạn học thuở nhỏ của ngài, việc vừa rồi thực ra là làm nhục Tể tướng. Ngài sao không trừng phạt hắn? Lúc đó Tào Tháo nói với Trình Dục: Hứa Du là người bạn học tốt của ta hồi nhỏ, lại là ân nhân cứu ta hai lần trong đời… Ta sao có thể vì hắn gọi tên của ta thời nhỏ mà trị tội hắn chứ? Sau vài lần khuyên can không được, Trình Dục cáo từ. Hứa Chử, Trương Liêu cùng nhiều võ tướng khác cũng gặp, đề nghị Tào Tháo trị tội Hứa Du nhưng Tào Tháo đều chối từ…
Chuyện tưởng dừng lại ở đó, nhưng cái kết chuyện Tào Tháo - Hứa Du lại “có hậu” như sau: Năm đó, đất Hứa Đô đại hạn, lương thực thiếu hụt. Tào Tháo hỏi Hứa Du phải làm gì? Hứa Du nói: Nhân dân không có lương thực để ăn; nhưng các quan phủ, quý tộc lại lấy lương thực để nấu rượu, thật lãng phí. Tào Tháo lập tức truyền lệnh toàn thành từ nay cấm uống rượu, người trái lệnh sẽ bị xử trảm. Tào Tháo sai Hứa Chử, Trương Liêu cùng các võ tướng đi tuần, gặp người uống rượu cứ xử theo chính pháp.
Tối hôm đó, Tào Tháo lặng lẽ đón Hứa Du vào tướng phủ uống rượu. Tháo nói người khác không được uống, nhưng bạn học là ngoại lệ. Hứa Du gật đầu: “Được, A Man...". Rồi hai người chén thù, chén tạc cho đến say. Hứa Du mơ mơ màng màng rời tướng phủ. Đêm khuya, ánh trăng mờ ảo. Hứa Du đang bước thấp, bước cao trên đường về nhà thì có tiếng vó ngựa dồn dập; Hứa Chử phụng mệnh Tể tướng đi tuần đêm. Gặp Hứa Du, Hứa Chử sai lính bắt trói lại. Khi đó, Hứa Du nói mình cùng A Man uống rượu thì làm gì có tội? Hứa Chử vung đại đao, Hứa tiên sinh như chiếc lá mùa thu rụng trên mặt đất.
Đám tang Hứa Du được tổ chức vào một ngày đẹp trời. Dân chúng toàn thành kéo đến xem người vốn được khen là bạn học tuyệt đỉnh thông minh của Tể tướng. Kèn đám vang lên thống thiết, một giọng cảm động của phường bát âm cất lên khúc hát tư vãn. Tào Tể tướng khóc bạn rất bi thương, ngất đi mấy lần. Những người đi bên cạnh thấy miệng ngài mấp máy. Họ lắng nghe được câu ngài nói đi, nói lại: “Từ nay còn ai gọi ta là A Man nữa!”. 
       Tào Tháo được tả hữu dìu đến bên linh cữu, văn võ các quan cùng tiến theo; đi cuối là quan chủ bạ Dương Tu. Dương Tu vỗ vỗ vào quan tài Hứa Du than rằng: “ANH LÀ MỘT NGƯỜI TUYỆT ĐỈNH THÔNG MINH, CŨNG LÀ NGƯỜI NGU XUẨN NHẤT ĐÓ!”. Dương Tu còn nói thêm: Lời của Tể tướng nói, anh đã nghe thấy chưa? Nói xong, Dương Tu chắp tay sau lưng, lắc đầu đi ra…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƠ CHA MẸ GỬI CON

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân. Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi Hay tự cha không mặc được áo quần. Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế, bồng. Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông. Cũng có lúc con thường hay trách móc Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần. Xưa kia bên nôi giờ con sắp ngủ, Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng… Có lúc cha già không muốn tắm Đừng giận cha và la mắng nặng lời. Ngày con nhỏ, con vẫn thường sợ nước Từng van xin “đừng bắt tắm, cha ơi!” Những lúc cha không quen xài máy móc Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu. Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ Có khi nào cha trách móc con đâu? Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò Nếu không phải là niềm vui đối thoại Xin đến gần và hãy lắng nghe cha. Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa Đừng ép thêm già có lúc biếng ăn Con cần biết

BÃI BIỂN VÀ ẨM THỰC Ở NHẬT LỆ (QUẢNG BÌNH)

                                                                                                                 Chuyến khảo sát thực tế kết hợp với du lịch nghỉ mát hè năm 2014 do Khoa LLCT (TMU) tổ chức đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên về đất và người Quảng Bình. Ở tầm quốc gia, quốc tế thì hai danh thắng nổi tiếng là Phong Nha - Kẻ Bàng và động Thiên Đường (gần đây thêm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là những điểm thu hút khách du lịch bốn phương. Nhưng ở mức khiêm tốn hơn có thể kể đến bãi biển Nhật Lệ cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác trên đất Quảng Bình không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Bài  viết này nói về một trong những danh thắng, di tích nói trên của Quảng Bình, đó là bãi biển Nhật Lệ với những nét đặc sắc riêng của nó. 1. Về cái tên Nhật Lệ (những giải thích về tên gọi) Nhật Lệ là tên gọi của một vùng đất va

ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

                                                                                                                                                                 1. Đặt vấn đề, xác định khái niệm Ở Hồ Chí Minh (HCM) tồn tại nhiều phong cách, đó là phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách tuyên truyền, phong cách lãnh đạo, phong cách ngoại giao… Bài viết này đề cập đến đặc điêm trong phong cách ngoại giao HCM.           Khái niệm phong cách đã xuất hiện từ lâu và được dùng phổ biến trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, theo nghĩa mở rộng, phong cách còn được dùng để chỉ “vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay hạng người nào đó: phong cách sống, phong cách lãnh đạo [1] ”; phong cách là: “lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sin