Trong Đạo Phật có nhiều khái niệm/thuật ngữ bắt đầu bằng chữ "vô", như: vô thường, vô minh, vô sắc, vô ngã, vô tâm, vô sinh, vô sân, vô thủy, vô tham, vô lậu, vô lượng, v.v... Tìm hiểu những khái niệm/thuật ngữ này giúp ta phần nào có chút ý niệm về Phật giáo, một trong 10 tôn giáo lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của nhân loại.
* Vô thường: Trong một số bộ từ điển Phật giáo, vô thường được quan niệm là muôn vật trên đời đều là chuyển hóa sinh diệt, không thường trụ; đời người là ngắn ngủi, trống rỗng, tạm thời [Lao Tử - Thịnh Lê (củ biên): Từ điển Nho, Phật, Đạo, Nxb. Văn học, 2001, tr.1825]. Vô thường (Anitya) là không thường, không chừng; còn được gọi là phi thường, đoạn, trái với thường, thường trụ, phi đoạn. Nói đầy đủ là "vô thường biến dị". Nội hàm của khái niệm/thuật ngữ vô thường là "Lúc có lúc không, khi vầy khi khác, biến chuyển không ngừng. Như mới sống, thoạt chết, mới trẻ liền già, mới mạnh thoạt yếu, mới khỏe liền đau. Trong thế gian, tất cả các pháp hữu vi đều sanh, diệt, biến đổi, lưu chuyển không phút nào yên trụ, thảy đều là vô thường. Trong Niết bàn kinh..., văn thù Sư Lỵ Bồ tát có bạch Phật rằng: "Như những vật ở thế gian, trước không nay có, có rồi lại không. Những vật như vậy, thảy đều là vô thường".
Trong Nghi thức Bồ tát Giải Kinh có câu: Nhơn mạng Vô thường, quá ư sơn thủy; kim nhật tuy tồn, minh nhựt nan bảo (Mạng người vô thường, còn mau hơn nước chảy trên non; hôm nay dẫu còn, ngày mai khó giữ). Vô thường có hai thứ (Nhị vô thường): 1) Sát na vô thường: trong phú chốc trải qua bốn tướng - sanh, trụ, dị, diệt; rồi cứ vậy mà biến hóa mãi mãi. 2) Tương tục vô thường: trong một kỳ hạn, bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau mà hiện ra. Từ những vật nhỏ nhặt nhất trong đời như vi trần; từ những ý tưởng trong tâm, cho đến những vật lớn như núi, biển, cõi Tam thiên đại thiên thế giới, thảy đều chịu cái luật vô thường. Thế mà kẻ phàm phu vọng chấp là thường, cho nên sinh ra tríu mến, phiền khổ. Chỉ có cái chân như, chân không là thường thôi... [Đoàn Trung Còn: Phật học từ điển, Nxb. Tổng hợp Tp HCM, 2009, tr.1499].
** Vô minh: “Vô minh” hay “vô tri” nói đến sự không hiểu biết về “tứ đế”, về lý luận duyên khởi, không hiểu Chân đế thế gian, không khai khiếu; trái hẳn với chính kiến. Nói khác đi, “vô minh” chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo và nguyên lý Nghiệp. Trong Đạo Phật, “vô minh” là yếu tố đầu tiên trong 12 nhân duyên, là những nguyên nhân làm cho con người vướng trong vòng luân hồi. “Vô minh” cũng là một trong ba ô nhiễm, một trong ba phiền não và khâu cuối của mười trói buộc trong vòng luân hồi. “Vô minh” được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính dẫn đến khổ (Duhkha). “Vô minh” chính là tình trạng tâm thức không thấy sự vật “như nó là”, cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra Khổ. “Vô minh” sinh Ái và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa, vì “vô minh” mà từ tính Không đã sinh ra các hiện tượng, làm cho con người còn mê lầm, tưởng lầm đó là sự thật và không thấy tự tính.
* Vô thường: Trong một số bộ từ điển Phật giáo, vô thường được quan niệm là muôn vật trên đời đều là chuyển hóa sinh diệt, không thường trụ; đời người là ngắn ngủi, trống rỗng, tạm thời [Lao Tử - Thịnh Lê (củ biên): Từ điển Nho, Phật, Đạo, Nxb. Văn học, 2001, tr.1825]. Vô thường (Anitya) là không thường, không chừng; còn được gọi là phi thường, đoạn, trái với thường, thường trụ, phi đoạn. Nói đầy đủ là "vô thường biến dị". Nội hàm của khái niệm/thuật ngữ vô thường là "Lúc có lúc không, khi vầy khi khác, biến chuyển không ngừng. Như mới sống, thoạt chết, mới trẻ liền già, mới mạnh thoạt yếu, mới khỏe liền đau. Trong thế gian, tất cả các pháp hữu vi đều sanh, diệt, biến đổi, lưu chuyển không phút nào yên trụ, thảy đều là vô thường. Trong Niết bàn kinh..., văn thù Sư Lỵ Bồ tát có bạch Phật rằng: "Như những vật ở thế gian, trước không nay có, có rồi lại không. Những vật như vậy, thảy đều là vô thường".
Trong Nghi thức Bồ tát Giải Kinh có câu: Nhơn mạng Vô thường, quá ư sơn thủy; kim nhật tuy tồn, minh nhựt nan bảo (Mạng người vô thường, còn mau hơn nước chảy trên non; hôm nay dẫu còn, ngày mai khó giữ). Vô thường có hai thứ (Nhị vô thường): 1) Sát na vô thường: trong phú chốc trải qua bốn tướng - sanh, trụ, dị, diệt; rồi cứ vậy mà biến hóa mãi mãi. 2) Tương tục vô thường: trong một kỳ hạn, bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau mà hiện ra. Từ những vật nhỏ nhặt nhất trong đời như vi trần; từ những ý tưởng trong tâm, cho đến những vật lớn như núi, biển, cõi Tam thiên đại thiên thế giới, thảy đều chịu cái luật vô thường. Thế mà kẻ phàm phu vọng chấp là thường, cho nên sinh ra tríu mến, phiền khổ. Chỉ có cái chân như, chân không là thường thôi... [Đoàn Trung Còn: Phật học từ điển, Nxb. Tổng hợp Tp HCM, 2009, tr.1499].
** Vô minh: “Vô minh” hay “vô tri” nói đến sự không hiểu biết về “tứ đế”, về lý luận duyên khởi, không hiểu Chân đế thế gian, không khai khiếu; trái hẳn với chính kiến. Nói khác đi, “vô minh” chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo và nguyên lý Nghiệp. Trong Đạo Phật, “vô minh” là yếu tố đầu tiên trong 12 nhân duyên, là những nguyên nhân làm cho con người vướng trong vòng luân hồi. “Vô minh” cũng là một trong ba ô nhiễm, một trong ba phiền não và khâu cuối của mười trói buộc trong vòng luân hồi. “Vô minh” được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính dẫn đến khổ (Duhkha). “Vô minh” chính là tình trạng tâm thức không thấy sự vật “như nó là”, cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra Khổ. “Vô minh” sinh Ái và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa, vì “vô minh” mà từ tính Không đã sinh ra các hiện tượng, làm cho con người còn mê lầm, tưởng lầm đó là sự thật và không thấy tự tính.
Trong
các trường phái Đại thừa, “vô minh” cũng được hiểu khác nhau. Trung
Quán Tông cho “vô minh” xuất phát từ quan điểm chấp trước tiên thiên của ý thức, từ đó xây dựng lên một thế giới của riêng mình, cho thế giới đó những
tính chất của chính mình và ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích
thực. “Vô minh” là không thấy thể tính thật sự là Tính
không. “Vô minh” có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích
thực và hai là nó xây dựng cái ảo, cái giả. Hai mặt này luôn nương tựa vào
nhau. Kinh lượng bộ và Tì-bà-sa bộ cho rằng “vô minh” là cái nhìn thế giới
sai lạc, cho thế giới là thường còn, thực ra thế giới vô thường. “vô minh” làm
cho con người tưởng lầm thế giới có tự ngã. Còn theo Duy thức tông thì “vô minh”
là “đảo kiến”, cho thế giới độc lập với ý thức (Tâm) mặc dù thế giới và ý thức
chỉ là một.
Theo
Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn, “vô minh” (Avidya) có nghĩa là không sáng, tâm tánh ám độn; không hiểu rõ những pháp
về sự và về lý; “vô minh” còn gọi là “Si”. “Vô
minh” nghĩa là si ám, “vô minh” là cái nhân duyên đầu tiên;
vì “vô minh” (không hiểu đạo lý, nhân quả) nên con người mê muội mà phạm nhiều tội ác. Vì “vô minh” (từ đời quá khứ) sanh ra các Nhân duyên khiến chúng sinh
luân hồi khổ não. Sách Tứ thập nhị chương
Kinh nói: Người ngó thấy Đạo cũng như kẻ cầm đuốc mà vào nhà tối. Tức
thì cái tối liền tiêu mất, chỉ có cái sáng còn lại. Học Đạo mà thấy chân lý thì
cái “vô minh” (u ám) liền tiêu diệt, chỉ còn cái sáng ở lại với mình thôi. Sách
Phật học giáo khoa thơ nói: “Vô minh”
nghĩa là không minh bạch, bao gồm: 1) Không minh bạch rằng cái thân thể không
phải là mình (chân thể phi ngã); 2) Không minh bạch rằng vạn vật đều không; 3)
Không minh bạch rằng tất cả đều giả (không trường tồn), v.v...
[P/S cho bản thân: Nghiên cứu Đạo Phật không hề dễ dàng... Nhưng cứ kiên trì mới mong đạt được điều gì đó trên lộ trình truy cầu chân lý...].
[P/S cho bản thân: Nghiên cứu Đạo Phật không hề dễ dàng... Nhưng cứ kiên trì mới mong đạt được điều gì đó trên lộ trình truy cầu chân lý...].
Tài liệu tham khảo
[1] Lao Tử - Thịnh Lê: Từ điển Nho, Phật, Đạo, Nxb. Văn học, 2001.
[2] Đạo Uyển: Từ điển Phật học, Công ty sách Thời đại & Nxb Thời đại, 2011.
[3] Đoàn Trung Còn: Phật học từ điển, Nxb. Tổng hợp Tp HCM,
2009.
Nhận xét
Đăng nhận xét