Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2019

MƯỢN DANH

Đêm đen kịt, dưới ánh sáng mờ mờ của quán cà phê, một người đàn ông cao lớn và một người đàn ông nhỏ thó lanh lợi ngồi đối diện nhau trong góc khuất, nhưng họ không nhìn thấy mặt nhau. Người đàn ông cao to nói, giọng trầm trầm: Tôi biết ông không muốn tiết lộ danh tính, như vậy cuộc trao đổi mới được dễ dàng.   Người đàn ông nhỏ thó so vai, làm ra vẻ bất cần: “Thế nào cũng được, tùy ông”. “Thưa ông thần trộm, gần đây mấy ông quan tham sa lưới pháp luật, trong đó công lao của ông thật đáng nể. Tuy áp dụng thủ đoạn phi thường, nhưng nếu oongm không cung cấp tang chứng, cơ quan hành pháp không làm gì được chúng; nghĩa cử của ông tôi khâm phục tận đáy lòng. Nhiều người chỉ nghe danh tiếng lừng lẫy của ông, không được thấy hành tung của ông, nhưng họ coi ông là hiệp sĩ chống tham nhũng, như một huyền thoại”. Thần trộm nhếch mép cười: “Ông quá khen, với người đứng đắn tôi không nói dối. Quả thật sau vài vụ gần đây, tôi có mối liên hệ riêng tư với mấy quan tư pháp, chúng tôi hiểu ngầm nhau, h

EM RẤT THÍCH MƯA!

Chiều nào cũng vậy, khi hoàng hôn buông xuống đã thấy đôi trai gái ấy đi bên nhau tâm sự trên con đường vắng. Một  hôm, khi hai người đang đi thì trời bắt đầu rơi vài hạt mưa. Người con trai nhìn lên trời và nói: "Trời sắp mưa to rồi em ơi!". Người con gái không trả lời, vẫn bình thản đi. Đi thêm một đoạn thì mưa rơi nặng hạt. Người con trai lại bảo: "Ta vào trú mưa thôi em!". Người con gái nhìn lên trời, đưa bàn tay đón những hạt mưa rơi và nói: "Em rất thích mưa!".  Cô vẫn chậm rãi bước, càng đi mưa càng to dần. Người con trai kéo tay người con gái lên vỉa hè trú mưa. Người con gái không chịu lên, vẫn đi tiếp dưới mưa. Người con trai đành đứng một mình dưới hiên ngôi nhà cạnh con đường, anh đưa mắt nhìn theo bóng người yêu đi trong mưa cho đến khi bóng tối đen kịt bao phủ không gian... Chiều hôm sau, khi hoàng hôn buông xuống, người ta không thấy đôi trai gái đó dạo bước trên con đường ấy nữa (!!!). ( Lưu Đức Trung )

ĐỪNG “ĐÙA" VỚI QUYỀN LỰC

          Trong cuộc sống nếu không tỉnh sẽ dẫn tới những hệ lụy khôn lường, có khi phải trả giá bằng cả tính mệnh của mình. Câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy rõ điều đó:           Chuyện kể lại, thời trẻ Tào Tháo có một người bạn học rất thân, đó là Hứa Du. Hai người chia sẻ với nhau đồ ăn, đồ chơi. Tào Tháo lúc nhỏ có tên là A Man. Hứa Du thường gọi Tào Tháo bằng tên này. Hai người hay nói đến chí hướng của mình. Hứa Du nói sau này muốn trở thành Thái thú, còn Tào Tháo mơ ước trở thành Tể Tướng. Về sau Tào Tháo làm Tể tướng còn Hứa Du làm mưu sĩ của Tào Tháo.           Có một lần, Tào Tháo bàn chuyện quan trọng, tham gia hội nghị toàn những thủ hạ thân tín của Tào Tháo, bầu không khí lúc đó rất nghiêm túc. Đang lúc hội nghị bế tắc, Hứa Du đi đến trước mặt Tào Tháo, vỗ vào tay của Tào Tháo mà nói: A Man, sao anh ngốc nghếch thế… Tất cả mọi người trong phòng lặng đi, nhiều người lộ vẻ mặt bất bình. Nhưng Tào Tháo lại cười ha hả rất to, không tỏ ra chút nào là bực bội... 

HÁO SẮC

(hình minh họa) Có một anh chàng háo sắc, thích giao du với các cô gái đẹp và giàu sang. Anh ta thường rủ rê các cô đi ăn uống nhậu nhẹt. Lần này anh chàng rủ ba cô gái thân thiết nhất đến dự tiệc sinh nhật của anh ta tại một quán ăn sang trọng trong thành phố. Anh có nhã ý cho mỗi cô được mời thêm một người bạn gái thân nhất đi theo.  Hôm đó ba cô đến với ba người bạn của mình. Trong ba cô có hai cô ăn mặc giản dị, quần jean áo sơ mi bỏ ngoài quần, lại không trang điểm. Khi đến nhà anh chàng kia để cùng đi tắc xi ra quán ăn thì anh ta có vẻ khó chịu khi thấy hai cô ăn mặc không đẹp mắt. Anh ta rỉ tai với hai cô gái có hai người bạn đó bảo họ quay về.  Trên đường về hai cô bàn nhau sẽ ăn diện và trang điểm thật đẹp rồi đến quán ăn. Hai cô bước vào quán với bộ váy sang trọng, đôi chân dài thon thả, nét mặt đầy quyến rũ. Anh chàng háo sắc vội vàng đon đả bước ra cầm tay hai cô mời vào ngồi bên cạnh mình. Trong khi ăn, anh ta liên tục gắp thức ăn bỏ vào bát cho hai cô và nói c

"VÔ THƯỜNG", "VÔ MINH"

        Trong Đạo Phật có nhiều khái niệm/thuật ngữ bắt đầu bằng chữ "vô", như: vô thường, vô minh, vô sắc, vô ngã, vô tâm, vô sinh, vô sân, vô thủy, vô tham, vô lậu, vô lượng, v.v... Tìm hiểu những khái niệm/thuật ngữ này giúp ta phần nào có chút ý niệm về Phật giáo, một trong 10 tôn giáo lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của nhân loại.       * Vô thường: Trong một số bộ từ điển Phật giáo, vô thường được quan niệm là muôn vật trên đời đều là chuyển hóa sinh diệt, không thường trụ; đời người là ngắn ngủi, trống rỗng, tạm thời [Lao Tử - Thịnh Lê (củ biên): Từ điển Nho, Phật, Đạo, Nxb. Văn học, 2001, tr.1825]. Vô thường (Anitya) là không thường, không chừng; còn được gọi là phi thường, đoạn, trái với thường, thường trụ, phi đoạn. Nói đầy đủ là "vô thường biến dị". Nội hàm của khái niệm/thuật ngữ vô thường là "Lúc có lúc không, khi vầy khi khác, biến chuyển không ngừng. Như mới sống, thoạt chết, mới trẻ liền già, mới mạnh thoạt yếu, mới khỏe

CHIẾC GƯƠNG THẦN KỲ

        Lưu Đức Trung           Nghe nói ở đại lộ lớn nhất thành phố có cửa hàng bán loại gương thần kỳ. Ông ta sai người giúp việc đến mua treo trong nhà. Sáng nào cũng vậy, trước khi leo lên chiếc Mercedes sang trọng đợi ở sân, ông thường đến trước chiếc gương ngắm nghía. Mỗi lần ông đưa tay lên sửa lại chiếc cà vạt tự nhiên chiếc gương đã chỉnh lại cho ông, khi lấy lược chải lại tóc thấy tóc đã thẳng, cài lại chiếc cúc áo đã thấy có bàn tay cài cho ông.            Từ ngày có chiếc gương, cuộc đời ông ngày càng thăng tiến, tên tuổi lẫy lừng, ai ai cũng ngưỡng vọng.  Ông vốn là người ăn nói hùng biện cho nên thường được mời nói chuyện trước đám đông. Nhân ngày lễ trọng đại, ông thao thao bất tuyệt trước một lớp người đủ thành phần. Ông dẫn giải nhiều điều của thánh hiền răn dạy, ông nói trên hai tiếng đồng hồ sùi cả bọt mép, toát mồ hôi, nhưng ông vẫn say sưa nói.             Hôm đó, ông rất thỏa mãn với buổi nói chuyện của mình. Ông hớn hở trở về nhà, lần này ông muốn soi

ĐỨC PHẬT DẠY HỌC

                1. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo thì tựa đề bài viết này nên/phải là “Đức Phật truyền bá (hay xiển dương) đạo pháp”, nhưng truyền bá cũng tức là dạy học. Cho nên bài viết giật cái “tít” - “Đức Phật dạy học” cũng chẳng có gì sai trái. Tuy nhiên câu chuyện Đức Phật dạy học là cả một đề tài lớn mà trong khuôn khổ một bài báo nhỏ không thể luận bàn hết được. Vì thế tác giả bài viết này quyết định khuôn vấn đề lại trong vài khía cạnh thuộc về phương pháp dạy học của Đức Phật mà thôi. Nếu ai quan tâm tìm hiểu Đạo Phật đều biết, Đức Phật vốn là thái tử con vua nước Tịnh Phạn thời cổ ở Ấn Độ. Khi chưa xuất gia, Ngài sống một cuộc đời sung sướng, đầy đủ trong nhung lụa, có vợ đẹp con ngoan. Vậy mà vào năm 29 tuổi Ngài quyết chí từ bỏ tất cả để xuất gia, đi tìm con đường giải thoát cho mình và cho chúng sinh [1] . Sau 6 năm

"NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY(!)"

(Khổng Tử và các đệ tử)           Tôi mượn câu nói của người Nam nước Việt "nói dzậy mà hổng phải dzậy"  làm tiêu đề cho bài viết mang nặng tinh thần  "ÔN CỐ TRI TÂN" và được thể hiện rõ nét qua hai mẩu chuyện xưa sau đây:           Chuyện của nhà sử học:  Một nhà sử học phương Tây đang ngồi suy nghĩ thì nghe bên ngoài ồn ào. Đến bên cửa, kéo rèm nhìn xuống đường phố ông thấy một sự kiện đang xẩy ra. Một lát sau, người giúp việc của ông từ ngoài phố về. Ông hỏi thì người đó mô tả lại sự kiện hoàn toàn khác với những gì ông quan sát được. Sau một hồi suy nghĩ nhà sử học quyết định ném cây bút vào thùng rác và tự thề với mình sẽ không bao giờ viết sử nữa…           Chuyện của Khổng Tử: Khổng Tử dạy học có 3 ngàn môn đệ, trong số học trò xuất sắc, Khổng Tử rất yêu quý Nhan Hồi. Một hôm trên đường đi du thuyết Khổng Tử bỗng nhớ tới mẹ mình, ông bảo Nhan Hồi đi nấu cơm để ông cúng mẹ. Nhan Hồi vâng lời thầy xuống bếp nấu cơm. Lâu lâu không thấy Nhan Hồi lên, Khổn

"MÙI VỊ" CỦA CHIẾN TRANH (HỒI ỨC)

Đêm đó, đơn vị An ém quân tại một cánh rừng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, giáp biên giới Việt Nam - Căm-Pu-Chia. Gần một ngày hành quân bộ qua bao thôn ấp đến chập tối thì tới địa điểm dừng chân. Rừng ở đây cây cối còn khá rậm rạp. An nhập ngũ gần được một năm. Anh đã qua huấn luyện, sản xuất, nhưng tham chiến thì chưa. Đây là trận chiến đầu tiên mà An tham gia trong cuộc đời binh nghiệp của mình.  Nằm trên tấm ni lông trải dưới một gốc cây, An miên man nghĩ đến mẹ, đến gia đình, quê hương, đến cuộc đời và cả về cái chết có thể xẩy ra với anh, đồng đội trong trận đánh ngày mai. Song do ban ngày hành quân mệt mỏi nên An cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ giữa đất rừng biên giới phương Nam... Vào lúc hơn 4 giờ sáng, anh Hải (đại đội trưởng đại đội 2) đánh thức An và anh Bái dậy. Theo lệnh, bộ đội khẩn trương thu xếp vũ khí, quân trang cá nhân và lặng lẽ tiến sát mép rừng. Phía trước cách vị trí An ngồi khoảng 15-20 mét là cánh đồng bằng phẳng, lác đác nổi lên vài mô đất cao b

TÂM SỰ CỦA NHÀ VĂN NHT VỀ VĂN HỌC

[Để giải thích được điều này thì cực kỳ khó - chuyện tôi "thích/mê" văn chương Nguyễn Huy Thiệp... Ngay từ khi ông xuất hiện trên văn đàn thời gian đầu Đổi mới, những truyện ngắn của ông có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tôi (có thể với người khác nữa)... Cái gì tạo nên một Nguyễn Huy Thiệp để lại dấu ấn sâu đậm trong văn chương Việt nam như vậy? -  Trích đoạn trong một bài phỏng vấn của Hồng Thanh Quang với NHT giúp chúng ta hiểu "chút xíu" về nhà văn tên tuổi này] Hồng Thanh Quang:   Anh có hay nghĩ về tác phẩm cũ của mình không? Nguyễn Huy Thiệp:  Không, nhìn chung là... Tất cả chúng ta, chúng ta tưởng mình hoạt động một cách có ý thức nhưng thực sự thì cái ý thức ở trong mỗi cá nhân của chúng ta rất ít, chủ yếu là vô thức. Trong con người của chúng ta, có lẽ tôi nghĩ phải tới 80-90% nó là vô thức, ông ạ. Nếu có ý thức và có sự đấu tranh giữa ý thức và vô thức ấy thì bao giờ vô thức vẫn thắng.  Tất cả những thứ tôi viết ra, làm ra, thậm chí tôi chẳng